HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT GIEO TRỒNG GIỐNG LÚA LTh31 (Sông Lam 9)

Thứ tư - 27/12/2023 21:07 298 0
1. Đặc điểm của giống
Là giống lúa thuần chất lượng do Viện cây lương thực và cây thực phẩm chọn tạo, Trung tâm Giống cây trồng Nghệ An độc quyền cung ứng trên địa bàn các tỉnh miền trung. Giống lúa LTh31 (Sông lam 9) được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống Quốc gia tại Quyết định số 2645/QĐ-BNN-TT ngày 05 tháng 7 năm 2019.
Giống lúa LTh31 (Sông lam 9) có thời gian sinh trưởng ngắn.
Thời gian sinh trưởng:  Vụ Xuân:  125-130 ngày
                                             Hè Thu, mùa:   95 - 100 ngày
Năng suất Vụ Xuân đạt 70 - 75 tạ/ ha, thâm canh có thể đạt trên 75 tạ/ha.
Vụ Hè thu đạt 60- 65 tạ/ha.
Gạo LTh31 (Sông lam 9) có chất lượng cao: Cơm dẻo, mềm, thơm và vị đậm
2. Kỹ thuật thâm canh
* Thời vụ: Theo khung thời vụ của từng địa phương
                   - Vụ Xuân: 15/1- 20/1 cấy khi mạ 3-3,5 lá
                             - Hè thu; Mùa: 15/5 - 5/6 cấy khi mạ đạt 12-15 ngày tuổi
* Kỹ thuật làm mạ
          - Lượng giống cần cho 1 sào ruộng cấy (500m2): 2,0 – 2,5 kg; một sào ruộng cấy cần 15 m2 đất để gieo mạ.
          - Lượng giống gieo sạ: 3,0 – 3,5  kg/sào (500m2).
          - Ngâm ủ: Trước khi ngâm ủ cần làm sạch hạt lép, tạp chất, phơi dưới nắng nhẹ 2-3 giờ, rửa sạch hạt giống, ngâm trong nước sạch.
- Với giống bảo quản qua 1 vụ, Vụ Xuân ngâm 40-48 giờ. Vụ Hè Thu, mùa: 36-40 giờ. Với giống liền vụ (giống mới thu hoạch) ngâm từ 50-60 giờ. Trong quá trình ngâm 8-10 giờ thay nước 1 lần. Khi hạt giống no nước cần đãi sạch, rửa chua, để ráo mới đem ngâm ủ. Khi ủ thấy hạt khô se thì tưới thêm nước đảo đều. Trời rét ủ ấm ngay từ đầu nhiệt độ 30-350C,trong quá trình ủ nếu thóc khô phải tưới thêm nước, khi hạt thóc nứt nanh phải đảo nhẹ và giảm nhiệt độ ủ xuống 250C. Khi mầm mọc dài bằng 1/3 hạt thóc (đối với vụ xuân) và ra "gai dứa" (Vụ Hè Thu) thì đem gieo.
* Chăm sóc ruộng mạ
+ Lượng phân bón cho ruộng mạ (tính cho 500m2)
 Phân chuồng: 300-400kg                       Super lân: 8-10kg.
 Ure: 3-4kg                                              Kali: 2-3kg.
+ Cách bón:  Bón lót toàn bộ phân chuồng trước khi bừa lần cuối, bón lót trên luống toàn bộ lượng phân ure, lân, kali, bón xong trang phẳng mặt luống rồi mới gieo mộng.
* Kỹ thuật thâm canh ruộng cấy              
- Mật độ:        50- 55 khóm/m2, 2 - 3 dảnh/ khóm, cấy nông tay.
- Lượng phân bón và phương pháp bón: tính cho 1 sào (500m2).
Lượng phân bón: Phân chuồng 400-500 kg;       Đạm urê: 8-10 kg;       
                              Super lân: 20-25 kg;               Kali: 7 – 8 kg;       Vôi bột: 15-20 kg.
Cách bón: Bón vôi khi cày vỡ lần đầu.
+ Bón lót :  100% phân chuồng + 100% Phân lân (15-20 kg) + 30% lượng đạm (2,5-3 kg) + 20% Kali (1,5 kg) trước khi bừa cấy lần cuối.
+ Bón thúc lần 1: 50% lượng đạm (4-5 kg) + 40% Kali (3 kg) sau khi lúa bén rễ hồi xanh (Sau cấy 10 - 15 ngày vụ xuân, 7- 10 ngày vụ Hè Thu - Mùa).
+ Bón thúc lần 2: Bón toàn bộ số phân còn lại khi lúa đứng cái làm đòng (1-2 kg ure + 2,5-3,5 kg kali) (trước trỗ 18-20 ngày).
* Chú ý
          - Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện sâu bệnh và trừ kịp thời, dùng đúng thuốc, đúng liều lượng.
           - Thu hoạch khi lúa chín 90-95% để tránh rơi rụng.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay186
  • Tháng hiện tại10,181
  • Tổng lượt truy cập137,433
Thông tin thời tiết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây