Ngày 30/11/2024 Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2025.
Ảnh: Sưu tầm internet
Mục tiêu chung: Chuyển đổi số Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh, đảm bảo mục tiêu kép: Vừa ứng dụng thành quả cách mạng công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) để thay đổi hình thức hoạt động quản lý tiên tiến, hiệu quả; vừa huy động được sự tham gia của mọi thành phần trong chuỗi giá trị nông nghiệp nhằm tối ưu hóa sản xuất, kinh doanh, giảm rủi ro, thiệt hại do biến đổi khí hậu, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp một cách bền vững hướng tới một nền nông nghiệp số hoàn chỉnh với việc phát triển đồng bộ nền tảng hạ tầng số, chính quyền số nông nghiệp, kinh tế số nông nghiệp và nông dân, nông thôn số.
Mục tiêu cụ thể:
* Chính quyền số
- 100% máy tính kết nối mạng LAN và Internet băng rộng; 100% cơ quan, đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng; 100% các đơn vị thuộc đã được phê duyệt Hồ sơ cấp độ an toàn cho hệ thống thông tin mạng nội bộ.
- 80% hồ sơ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT được quy định mức độ toàn trình được thực hiện dưới dạng dịch vụ công trực tuyến toàn trình từ khâu nộp hồ sơ trực tuyến, giải quyết trực tuyến và thanh toán trực tuyến; 95% hồ sơ đươc thực hiện số hóa thành phần hồ sơ và kết quả giải quyết; 100% kết quả TTHC đối với danh mục TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến được thực hiện ký số điện tử trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh; 95% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC.
- 90% tỷ lệ người dùng thường xuyên trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPTIOFFice tại Sở và đơn vị trực thuộc sở; 98% tỷ lệ duyệt văn bản đến và 90% tỷ lệ ký số văn bản đi trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPTIOFFice tại Sở và đơn vị trực thuộc Sở trừ văn bản mật theo quy định của Pháp luật.
- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT (không bao gồm nội dung mật) được ký số, gửi qua trên hệ thống báo cáo của tỉnh, Chính phủ theo quy định.
- Hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào sử dụng.
- 100%, lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được đào tạo bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số để sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản cho yêu cầu công việc.
- 100% Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Sở và đơn vị trực thuộc Sở được cấp chứng thư số, chữ ký số điện tử công cộng.
* Kinh tế số và xã hội số
- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06/CP.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chính sách nhằm khuyến khích phát triển trong nông nghiệp phù hợp với sự thay đổi công nghệ và đáp ứng yêu cầu quá trình chuyển đổi số.
- Phấn đấu 50 % các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tiềm năng của tỉnh, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được ứng dụng công nghệ số trong truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử, Cổng/trang thông tin điện tử và mạng xã hội.
- Xây dựng từng bước hình thành phát triển xã hội nông nghiệp số, các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp, người sản xuất sẵn sàng ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao, từng bước khai thác thông tin ngành nông nghiệp phục vụ sản xuất và đời sống xã hội.
- 40% sản phẩm nông nghiệp chủ lực truy xuất được nguồn gốc, kiểm soát được về quy trình sản xuất, an toàn vệ sinh thực phẩm,... bằng công nghệ số; tối thiểu 40% sản phẩm nông nghiệp chủ lực được giới thiệu, quảng bá và bán trên các sàn thương mại điện tử.
- 50% doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp được tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng chuyển đổi số; có sử dụng thiết bị thông minh và khai thác ứng dụng sàn thương mại điện tử, giao dịch trực tuyến với chính quyền;
- Hỗ trợ, tư vấn 40% nông dân tiếp cận các mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; biết ứng dụng các công nghệ vào quy trình sản xuất, khai thác thông tin cung - cầu thông qua mạng Internet, mua bán trực tuyến.
Để đạt các mục tiêu trên, Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng 09 nhóm nhiệm vụ (Về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động trong chuyển đổi số; về thể chế số; về hạ tầng số; về dữ liệu số; về nhân lực số; về an toàn thông tin mạng; về chính phủ số; về kinh tế số và xã hội số; về nâng cao nhận thức, tuyên truyền, truyền thông và các giải pháp khác đẩy mạnh chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin) và đề ra 04 nhóm giải pháp thực hiện gồm:
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số; xây dựng và phát triển nền tảng số; tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp.
- Xây dựng, hoàn thiện và khai thác dữ liệu Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong chỉ đạo điều hành và cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế số và xã hội số trong nông nghiệp.
- Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ và thu hút nguồn lực công nghệ thông tin.
Biên tập: Khắc Hòa - Phòng HCTH.