Trồng thử nghiệm cây dược liệu Hoa Hòe ghép F1 nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay thế cây trồng kém hiệu quả.

Chủ nhật - 22/12/2024 20:47 14 0
Trồng thử nghiệm cây dược liệu Hoa Hòe ghép F1 nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay thế cây trồng kém hiệu quả.
          Cây Hoa hòe còn được gọi với tên Hòe mễ, Hòe hoa mễ, Hòe hoa. Tên khoa học Sophora japonica L. - Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae(Papilionaceae).
          Hoa hòe là cây thân gỗ, vỏ sùi, cao 5-6 mét; Lá mọc kép, so le, mỗi lá có từ 7 đến 17 lá chét; Hoa khi nở hình cánh bướm có màu vàng trắng; Quả hình giáp dài hoặc hơi cong ở giữa có hạt.
          Bộ phận được dùng để làm dược liệu của cây Hoa hòe là nụ hoa chưa nở, thu hái, sấy khô bảo quản và sử dụng. Nụ hòe theo y học hiện đại, hỗ trợ điều trị các bệnh lý tuần hoàn, hoạt chất rutin (Vitamin PP) có trong nụ hòe giúp thành mạch bền vững, điều trị huyết áp cao, chống xơ vữa động mạch, bảo vệ tế bào gan, chống ngưng kết tiểu cầu, giảm cholesterol máu, cầm máu. Hiện nay nụ hòe được dùng để chiết xuất làm thuốc dạng viên nén, hoặc các nước tiên tiến có chiết xuất rutin dạng thuốc tiêm.
ff
           Hoa hòe cho năng suất cao nhất từ 10 - 25 năm tuổi. Bình quân mỗi cây hòe ở thời điểm này cho thu hoạch 10 kg nụ khô/năm. Nếu biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật sẽ cho thu từ 15-20 kg nụ khô/cây/năm. Đây là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thích nghi rộng với nhiều nền khí hậu khác nhau.
          Năm 2023, Trung tâm Giống cây trồng Nghệ An đã đưa vào trồng thử nghiệm cây hoa hòe ghép F1, Tại xã Tiến Thành, huyện Yên Thành với diện tích 0,6 ha, hiện tại cây đang giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, cây sinh trưởng tốt trên nền đất thịt, chịu hạn tốt, kháng bệnh tốt. Sau trồng 11 tháng cây đã ra hoa, cán bộ kỹ thuật đã chỉ đạo người dân cắt nụ hoa để tập trung dinh dưỡng cho cây phát triển thân cành, tạo tán; cây hoa hòe trồng bằng hạt thời gian từ trồng đến bắt đầu ra hoa là 4-5 năm.
cc
 
          Trung tâm đang tiếp tục theo dõi đánh giá tính thích ứng, năng suất, hiệu quả kinh tế của cây trồng nhằm tham mưu cho ngành trong việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng thay thế các loại cây hiệu quả kinh tế kém, đa dạng hóa cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp.
          Cây hoa hòe có thể trồng ở mọi vị trí, mọi nơi: Sân nhà, ngõ, ven đường, và có thể thâm canh trên diện tích tập trung chuyên canh vẫn cho thu nhập cao so với nhiều cây trồng khác. Ngoài ra, dưới gốc hòe có thể trồng xen các loại cây khác như gừng, sả cho thêm thu nhập không hề nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay người dân đang trồng nhỏ lẻ, tự phát, chưa được đầu tư quy hoạch vùng trồng và đầu ra cho sản phẩm. 
Nguồn tin: Trần Hoa - Phòng Kế hoạch Kỹ thuật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay208
  • Tháng hiện tại10,203
  • Tổng lượt truy cập137,455
Thông tin thời tiết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây